Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022

 Chúng ta vẫn cứ tiếp tục sống với cuộc đời mình với đầy sự chống đối: chống đối cuộc đời, chống đối cái chết; chống đối sự đau đớn và mất mát; chống đối cả tình thương nữa (đúng và quả thật là như thế). Sự chấp nhận thật là khó khăn biết mấy. Trẻ con thì lại không như thế. Lớn lên chúng ta mới học được cách chống đối này.                (suatamphap.com)








Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

 TA LÀ AI! 

VÀ ĐÂY LÀ ĐÂU!

Con người say mê giải trí và thu nhặt thông tin, họ lái tâm trí mình ra khỏi những vấn đề thực tế và quan trọng trong cuộc đời. Nghiên cứu tâm mình và cuộc đời mình còn đáng làm hơn thế nhiều, nhưng hầu hết tất cả mọi người lại rất sợ làm điều đó. Thay vào đó họ chỉ muốn lãng quên chính mình.

                                                                                                                                          sutamphap.com



Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Các thực phẩm giúp trường thọ, sống khoẻ, sống lâu nhất!

1. Món cháo trường thọ nhất: Cháo Kê nấu với bột yến mạch, Kê  và yến mạch được xem là "hạt vàng" trong Đông y có tác dụng lớn trong việc chăm sóc làn da nuôi dưỡng tâm trí.


2. Loại quả trường thọ nhất:  Quả lê, mỗi ngày ăn một quả giúp mạch máu khẻo mạnh nâng cao tuổi thọ


3. Loại rau củ trường thọ nhất: Khoai (khoai lang, khoai từ, khoai mỡ) là nhóm thực phẩm thần tiên dễ kiếm có tác dụng đẹp da, giúp sống lâu.


4. Món canh trường thọ nhất: Canh Rong biển đậu phụ được các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe đánh giá là một sự kết hợp hoàn hảo phù hợp tuyệt vời cho những người hút thuốc thường xuyên hoặc người đang sống trong môi trường ô nhiễm.


5. Món thịt trường thọ nhất:  Các món mực mực là động vật biển mang trên mình một "kho báu" bởi thịt mực có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao






7 BÍ QUYẾT ĐỂ SỐNG AN NHIÊN - HẠNH PHÚC

 Bí quyết số 1: Suy nghĩ tích cực



 Bí quyết số 2: Đừng sống cuộc đời của người khác!



Bí quyết số 3: Giúp đỡ mọi người



Bí quyết số 4: Tạo ra niềm vui nhỏ nhỏ và tận hưởng nó!




Bí quyết số 5: Đừng quá cầu toàn



Bí quyết số 6: Sống có mục tiêu


Bí quyết số 7: Biết buông bỏ


                                                                                                     Buông!

Thanh xuân...!?


Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Đôi mắt ấy!




ĐÔI MT Y!



Vào buổi chiều nhạt nắng, như thường lệ, tôi rảo bước đi thăm hỏi các nhà bệnh nhân tâm thần ở trại. Ngày nào tôi cũng thăm hỏi nhưng sao hôm nay thấy lạ! Tình cờ nhìn qua khung cửa sắt nhà bệnh nhân tâm thần nữ, tôi bắt gặp một ánh mắt trong trẻo, ngây thơ đến lạ kì của một bé gái. Em đang ngồi thẫn thờ dưới góc cây trong khuôn viên nhà tâm thần. Ánh mắt em nhìn mơ hồ, xa xăm. Tôi không biết ánh mắt đó nói lên điều gì và đang nghĩ gì. Chỉ biết khi nhìn vào nó, tôi cảm thấy lòng mình buồn nhẹ, xốn xang.
Em nay đã bước sang tuổi 16. Mười 16, cái tuổi trăng tròn mộng mơ. Cái tuổi đẹp nhất của đời người. Cái tuổi đầy nhiệt huyết say mê, năng động và sáng tạo. Cái tuổi tự do bay nhảy với cuộc đời. Cái tuổi sẵn sàng để sống để cống hiến hết mình cho tổ quốc quê hương.
Rồi chợt nhìn em, tôi thấy thương lạ! Dáng người em nhỏ nhắn như tuổi 12, em mặc bộ đồ thun dài màu hồng nhạt dấu nhẹm cái tuổi 16. Em lẩn thẩn tay cầm hủ sữa chua, tay cầm cái kẹo lắc lắc rồi cười nói một mình những câu nói bâng quơ.
Qua tìm hiểu nhiều nguồn thông tin, tôi biết được: Em tên Nguyễn Thị Nu, sinh năm 2000, quê gốc ở Hoàng Hóa – Thanh Hóa, cha mẹ làm nghề nông, mẹ em mù bẩm sinh. Cha mẹ em vào Vũng Tàu sinh sống, lập nghiệp, thương nhau, cưới nhau rồi sinh ra em. Nhưng bất hạnh thay, em từ khi sinh ra đã không như bao đứa trẻ bình thường khác. Em hay lăng xăng, đập phá đồ đạc, la hét, nói năng không rõ vần rõ chữ. Vì người đời dèm pha, độc địa cho rằng: “Cha mẹ em ăn ở không có đức mới sinh ra thứ khùng điên như em”. Cha em vì không chịu nỗi sự cười chê, cay nghiệt của xóm làng bèn trốn đi biệt sứ. Bỏ mẹ em ở lại một mình cam chịu số phận đắng cay cố gắng nuôi nấng em. Nhưng vì sức yếu lại bị mù nên mẹ em dù làm lụng vất vả vẫn không đủ ăn đủ mặc. Cả hai mẹ con bữa đói bữa no qua ngày đoạn tháng, bữa ăn ngon nhất là bát cháo trắng với ít rau luộc, có bữa chẳng có gì để ăn.
Một hôm, trong lúc mẹ em đi làm, em đã bỏ nhà đi chơi và không biết đường về. Rồi hai mẹ con lạc nhau từ đó. Nhìn thấy em lang thang đầu đường xó chợ với tâm lý không bình thường công an huyện đưa em vào đây để nuôi dưỡng. Tại đây, em được quan tâm, chăm sóc và đem đi khám bệnh. Qua giám định của bệnh viện em bị: Rối loạn hành vi chậm phát triển tâm thần. Sau đó, đơn vi đã tìm cách liên lạc với gia đình. Qua tìm hiểu thì biết được mẹ em bỏ sứ đi đâu không ai biết, chỉ còn một người chú nhà ở gần đây thỉnh thoảng ghé thăm em.
Em vào đây nay đã hơn 1 năm. Một năm, là khoảng thời không quá dài cũng không quá ngắn, nhưng đủ làm nên nỗi đau đớn, tuyệt vọng cho sự chờ đợi ngày đoàn viên của một đứa trẻ bị chia cắt gia đình. Một năm thấm thoát trôi qua, nhìn em vẫn vậy. Em vẫn nhỏ nhắn, ngây ngô, nói chuyện ú ớ trong họng; Lúc lại thẩn thờ bước đi trong khuôn viên với ánh mắt nhìn trời mây; Lúc lại ngồi bệt xuống đất tìm kiếm thứ gì đó. Lúc lại nằm lăn ra cười nói vu vơ. Nhưng có một sự thay đổi lớn lao, đó chính là tình yêu thương ngày càng lớn dần của các Anh chị làm việc tại đơn vị và những bệnh nhân nữ sống chung cùng em. Ở nơi đây, em được tất cả mọi người quan tâm, chăm sóc tận tình từ miếng ăn, giấc ngủ, tắm rữa, cho quà, cõng đi chơi…
 Và hình như tôi nhận ra rằng: Từ sâu thẳm trong trái tim em, em cũng dần cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện đó. Nên em thường vui với cái vui của các chị cùng phòng khi có người nhà các chị lên thăm, cho quà. Em cũng nhảy múa ca hát với các chị khi trong nhà có dịp vui ca. Em cũng háo hức như các chị khi mỗi lần nhận quà từ các đoàn thiện nguyện. Em cũng vỗ về các chị khi nhìn thấy các chị ngồi ủ rũ một mình…
Có lẽ cuộc đời hơi bất công khi đã cướp đi của em một mái ấm gia đình hạnh phúc với đầy đủ cha mẹ. Cho em một tuổi thơ cơ cực, bệnh tật và không bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng cuộc đời vẫn công bằng khi gởi lại em một mái nhà chung. Ở đó có nhiều cha, nhiều mẹ, nhiều chị, nhiều em. Nơi ấy, em được yêu thương, được chăm sóc, được tôn trọng, được bình yên và được là chính em.
Em!
Đôi mắt ấy: Trong sáng lắm! Ngây thơ lắm! Chân thành lắm! Thật thà lắm!
Nhìn vào đôi mắt ấy Tôi cũng như các anh chị trong đơn vị càng có thêm nhiều động lực và năng lượng để sống và làm việc hết mình vì em và những bệnh nhân ở đây và vì những điều tốt đẹp trong cuộc đời này.

                                                                                                                      Buông!